Làm sao để có được một bài diễn thuyết hấp dẫn người nghe? P1

Diễn thuyết là gì?

Diễn có nghĩa là biểu diễn, thuyết có nghĩa là nói chuyện. Vì thế ta có thể hiểu diễn thuyết là một cuộc nói chuyện mang tính biểu diễn.

Diễn thuyết khác với nói chuyện thông thường ở tính chất của nó: tổng hợp, có chủ đề, có lý luận, có tác dụng truyền đạt khuyến khích việc khai thác thông tin.

Nói chung, diễn thuyết là một kiểu nói chuyện mang tính tổng hợp, xoay quanh một chủ đề nhất định, vận dụng lý luận để diễn giải, phát huy tác dụng tuyên truyền, động viên, ... có thể thúc đẩy việc phát triển một quan điểm, thông tin, sự kiện, nhân vật, ...

Các loại diễn thuyết:

Các loại diễn thuyết khác nhau về hoàn cảnh; mối quan hệ giữa người nghe và người nói và mục đích của việc diễn thuyết. Về cơ bản chúng ta có thể chia diễn thuyết thành ba loại: diễn thuyết mang tính nghi lễ, diễn thuyết để truyển đạt thông tin diễn thuyết mang tính thuyết phục.

-  Diễn thuyết mang tính nghi lễ: là diễn thuyết trong các trường hợp hợp tác, chúc mừng hoặc chia buồn. Mục đích chủ yếu của loại diễn thuyết này là tăng cường sự hợp tác của các bên, bày tỏ sự hoan nghênh hoặc chúc mừng trong các dịp quan trọng như: lễ nhận chức, tốt nghiệp, năm mới, ...

-  Diễn thuyết tuyển đạt thông tin: chủ yếu truyền đạt cho người nghe những thông tin mà họ chưa biết. Diễn thuyết này thường giới thiệu về sản phẩm mới, công ty mới, nhân vật hoặc sự kiện mới ...

-  Diễn thuyết mang tính thuyết phục: nhằm thuyết phục người khác tin vào một ý kiến hoặc quan điểm. Cố gắng để người nghe thấy những điều ta nói là có lý và dựa vào sự suy luận khách quan chứ không phải chỉ là những phán đoán chủ quan.

Cre: Pinterest

Vậy làm sao để có một bài diễn thuyết hấp dẫn?

I. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết:

-  Hiểu mục đích diễn thuyết: mục đích diễn thuyết rất quan trọng đối với việc định hình bài diễn thuyết: bố cục và độ dài của bài diễn thuyết.

-  Hiểu người nghe và hoàn cảnh diễn thuyết: một bài diễn thuyết có thành công hay không phụ thuộc vào việc ta có hiểu rõ về người nghe và hoàn cảnh diễn thuyết: cố gắng tìm hiểu về chuyên môn, trình độ văn hoá của người nghe, số lượng người nghe, ... Chuyên môn của người nghe là điều rất quan trọng, nếu như người nghe hoàn toàn không ở trong chuyên môn của bạn, thì không nên sử dụng các thuật ngữ hay các từ mang tính chuyên ngành, bởi họ có thể không hiểu bạn đang nói gì cả.

-  Thu thập tư liệu xung quanh chủ đề diễn thuyết. Muốn bài diễn thuyết thành công, việc lựa chọn tài liệu trước khi nói rất quan trọng. Phải chọn tài liệu thích hợp, phải có sức thuyết minh và làm nổi bật vấn đề chính. Tránh các tài liệu quá phức tạp, không mang tính điển hình.

II. Dựa vào sự khác nhau mang tính đặc trưng giữa diễn thuyết và nói chuyện bình thường (tổng hợp, chủ đề, lý luận, truyền đạt và khuyến khích), ta cần phải chú ý những điều này khi diễn thuyết :

-  Xác định đối tượng: Bài diễn thuyết nói về cái gì? Nói cho ai nghe? Nói như thế nào? Vì thế trước hết ta phải nắm rõ về chủ đề mà mình sẽ nói cũng như đối tượng người nghe của mình là ai, ví dụ như trình độ văn hoá, bối cảnh của người nghe, ...

-  Làm nổi bật trọng tâm: Xác định thông điệp, lập trường, quan điểm chính, ... mà ta muốn trình bày rõ trong bài diễn thuyết.

-  Bố cục phải rõ ràng: Xác định thứ tự và sắp xếp nội dung mình sẽ trình bày để có thể luôn làm nổi bật trọng tâm của bài diễn thuyết.

-  Sử dụng ví dụ: Nếu trong bài diễn thuyết có lấy ví dụ thì ví dụ được chọn phải sinh động, có mối quan hệ mật thiết với chủ đề diễn thuyết. Dẫn chứng sinh động có thể làm tăng khả năng truyền cảm hứng. Ví dụ: Nếu bạn thuyết trình về: Yêu công việc mình làm là một yếu tố quan trọng để thành công. Thì bạn có thể trích dẫn câu nói nổi tiếng của Steve Job để làm minh chứng: "Cách duy nhất để làm một công việc tuyệt vời là yêu điều bạn làm."

Cre: Pinterest

Chuẩn bị tốt: Bởi chuẩn bị không tốt là chuẩn bị cho thất bại.

Chuẩn bị là chìa khóa để thuyết trình thành công. Không gì giúp bạn thư giãn hơn việc biết chính xác những gì bạn muốn nói và thực hành nói điều đó. Đảm bảo rằng bạn luyện tập bài nói của mình cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và tự tin như khi bạn đang nói ở nhà.

Elisa